Cuộc
sống không dạy cho ta con đường nhanh nhất để ta thành công nhưng cuộc sống dạy
cho ta cách để có thể tìm cho mình con đường đi đúng đắn nhất. Tùy theo suy
nghĩ của mỗi người mà họ sẽ có những sự lựa chọn khác nhau.
Tất
cả chúng ta sinh ra và tồn tại trên đời này đều mắc nợ nhau. Cho đi, nhận lại
là hình thức luân phiên để trả nợ lẫn nhau là một triết lý không phải ai cũng
biết.
Đừng tẻ nhạt và ích kỷ để chỉ biết nhận mà không biết cho đi vì cuộc sống vốn không cho ai tất cả bao giờ – Hãy cho trước khi biết nhận.
Đừng tẻ nhạt và ích kỷ để chỉ biết nhận mà không biết cho đi vì cuộc sống vốn không cho ai tất cả bao giờ – Hãy cho trước khi biết nhận.
- Câu truyện thứ nhất: Hãy học cách cho đi trước khi
biết nhận
Một người đàn ông bị lạc giữa một sa mạc rộng lớn.
Ông mệt lả và khát khô, sẵn sàng đánh đổi bất kì cái gì chỉ để lấy một ngụm nước
mát. Đi mãi đi mãi, đến khi đôi chân của ông đã sưng lên nhức nhối, ông thấy 1
căn lều: cũ, rách nát, không cửa sổ. Ông nhìn quanh căn lều và thấy ở 1 góc tối,
có 1 cái máy bơm nước cũ và rỉ sét. Tất cả trở nên lu mờ đi bên cạnh cái máy
bơm nước, người đàn ông vội vã bước tới, vịn chặt vào tay cầm, ra sức bơm.
Nhưng không có 1 giọt nước nào chảy ra cả.
Thất vọng, người đàn ông lại nhìn quanh căn lều. Lúc
này, ông mới để ý thấy 1 cái bình nhỏ. Phủi sạch bụi cát trên bình, ông đọc được
dòng chữ nguệch ngoạc viết bằng cách lấy viên đá cào lên: “Hãy đổ hết nuớc
trong bình này vào cái máy bơm. Và trước khi đi, hãy nhớ đổ nước đầy lại vào
chiếc bình này”.
Người đàn ông bật cái nắp bình ra, và đúng thật,
trong bình đầy nước mát. Bỗng nhiên, người đàn ông rơi vào 1 tình thế bấp bênh.
Nếu ông uống ngay chỗ nước trong bình, chắc chắn ông có thể sống sót. Nhưng nếu
ông đổ hết nước vào cái bơm cũ gỉ, có thể nó sẽ bơm được nước trong lành từ sâu
trong lòng đất – rất nhiều nước. Ông cân nhắc khả năng của cả hai sự lựa chọn:
nên mạo hiểm rót nườc vào máy bơm để có nguồn nước trong lành hay uống nước
trong cái bình cũ và coi như không đọc được lời chỉ dẫn? Dù sao, lời chỉ dẫn
không biết đã ở đó bao lâu rồi và không biết có còn chính xác nữa không……
Nhưng rồi cuối cùng, ông cũng quyết định rót hết nước
váo cái máy bơm. Rồi ông tiếp tục nhấn mạnh cái cần của máy bơm, một lần, hai lần
….chẳng có gì xảy ra cả! Tuy hoảng hốt, nhưng nếu dừng lại, ông sẽ không còn một
nguồn hy vọng nào nữa, nên người đàn ông kiên trì bơm lên xuống, lần nữa, lần nữa
…. nước mát và trong lành bắt đầu chảy ra từ cái máy bơm cũ kỹ. Người đàn ông vội
vã hứng nước vào bình và uống.
Rồi ông hứng đầy bình, dành cho người nào đó có thể
không may mắn bị lạc đưòng như ông và sẽ đến đây. Ông đậy nắp bình, rồi viết
thêm 1 câu dưới dòng chữ có sẵn trên bình: “Hãy làm theo chỉ dẫn. Bạn phải
cho trước khi bạn có thể nhận.”
- Câu truyện thứ hai: Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về
Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư
của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên
“người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học
sinh. Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng
đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ
ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.
Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: “Chúng
ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy
và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi
không tìm thấy đôi giày.”
Vị giáo sư ngăn lại: “Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng
bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc mua vui cho bản thân. Nhưng em là
một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ
vào người nông dân này đấy. Em hãy đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông
ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao.”
Người sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau
đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó. Chẳng mấy chốc người nông dân đã
xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Người
nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì
cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền.
Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông.
Ông ta chăm chú nhìn đồng
tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp
xung quanh nhưng chẳng thấy ai. Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục
xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp
bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày.
Với cảm xúc tràn
ngập trong lòng, người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm
tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào
phóng đã đem lại một món quà đúng lúc, cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn,
người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.
Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt
giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: “Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu
như em đem ông ta ra làm trò đùa không?” Người thanh niên trả lời: “Giáo sư đã
dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được
ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: “Cho đi là hạnh
phúc hơn nhận về“.
- Câu chuyện thứ ba: Sự giá lạnh của tâm hồn
Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt
vào cùng 1 cái hang rất tối và lạnh. Mỗi người còn 1 que củi nhỏ trong khi đống
lửa chính đang lụi dần. Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa, nhưng
đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa nhìn thấy 1 khuôn mặt da đen trong nhóm người da
trắng. Người thứ 2 lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy 1 người trong số đó
ko đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về. Người thứ 3 trầm
ngâm trong 1 bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ, nhìn người đối diện,
nghĩ thầm: “Tại sao mình lại phải hy sinh thanh củi để sưởi ấm cho con heo béo ị
giàu có kia?” Người đàn ông giàu lui lại 1 chút, nhẩm tính: “Thanh củi trong
tay, phải khó nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố
rách áo ôm lười biếng đó?”
Ánh lửa bùng lên 1 lần cuối, soi rõ khuôn mặt người
da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù: “Không, ta không cho phép mình
dùng thanh củi này sưởi ấm những gã da trắng!” Chỉ còn lại người cuối cùng
trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ: “Mình
sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước”.
Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng
thẳng, tay nắm chặt những khúc củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng
hôm sau khi những người cứu hộ tới nơi, cả 6 đều đã chết cóng.
- Sưu tầm -