Với nhà văn, nhà báo Hồ Thị Hải Âu, việc nuôi dạy con là niềm đam
mê. Chị luôn nhìn thẳng vào mắt con khi nói. Không có thói quen đổ tại ai, chị
lặng lẽ giáo dục con theo triết lý học để phát triển tố chất.

Hai mẹ con Hải Âu - Minh
Khuê
Luôn thẳng thắn với con
Tin Lã Hồ Minh Khuê (Trường THPT Chuyên Hà Nội –
Amsterdam) được ĐH Harvard cấp học bổng khiến nhiều người khâm phục. Đằng sau
thành công ấy là một người mẹ đã kiên trì nuôi con với nhiều mồ hôi và nước mắt.
“Với tôi, thành công không phải việc con được vào
ĐH Harvard hay đại học danh tiếng nào trên thế giới. Thành công lớn nhất là chắp
cánh cho con phát triển tất cả tố chất con người cháu có, giúp cháu thực sự có
được hạnh phúc trong cuộc sống” - chị Hồ Thị Hải Âu chia sẻ.
Gạt nước mắt sau nỗi đau trong chuyện hôn nhân, chị
Hải Âu chấp nhận là người mẹ đơn thân một mình nuôi dạy Minh Khuê từ tấm bé.
Nhưng dường như “sai lầm” (từ chị dùng) ấy chỉ khiến chị mạnh mẽ hơn để dồn
toàn tâm cho chuyện chăm sóc con con gái bé nhỏ.
Bố mẹ Việt nhiều người thừa thời gian để nhậu với
bạn bè hay tám về đủ chuyện ở mọi nơi, còn con cái bỏ cả cho nhà trường “trăm sự
nhờ thầy”.
Chị nói mình không thích đổ lỗi cho hoàn cảnh hay
bất kỳ ai: “Tôi rất thích cách bố mẹ Mỹ trò chuyện với con. Họ luôn nhìn thẳng
vào mắt con, nói những điều đơn giản nhưng chân thành, không giấu giếm. Tôi vẫn
thường nói với con mẹ cũng là một người mẹ bình thường, mẹ vô vàn nhiều sai sót
nhưng sâu trong tim mẹ là tình yêu thương con vô vàn. Những khi mẹ sai, mẹ xin
lỗi và mong con tha thứ. Mẹ cần chúng ta tin tưởng nhau”.
Quan niệm giáo dục về "7 trí thông minh"
Chị lặng lẽ và kiên trì dạy con theo triết lý giáo
dục đã lựa chọn.
Nhiều người thắc mắc có quá tham lam khi cho Minh
Khuê học đủ thứ từ piano, vẽ, tiếng Anh, toán, văn, bơi ngay từ nhỏ. Chị chỉ cười
“nếu để đến giờ thì có lẽ không bao giờ mình giáo dục con được như ngày nay”.
Chị chia sẻ: “18 năm qua, mình đã đồng hành với
Harvard để nuôi dạy con. Mình nghiên cứu và thấy triết lý giáo dục của họ rất
tuyệt vời. Giáo dục con như thế nào chính là cha mẹ đã khai sinh lần thứ 2 cho
con.
Chúng ta thường quan niệm có năng khiếu mới học được
đàn, piano. Nhưng Harvard cho rằng học để phát triển tố chất chứ không phải có
tốt chất mới học, trẻ có quyền được cha mẹ giúp phát triển những tố chất đó”.
Chị lý giải: Triết lý đó không phải tự nhiên có,
nó là kết quả của quá trình giải phẫu học của ngành y, nghiên cứu tâm lí lứa tuổi,
sự phát triển não bộ của con người. Quan niệm về chỉ số IQ đã cũ khi đề cập tới
trí thông minh của một đứa trẻ.

Chị Hồ Thị Hải Âu.
Chị nói với con về những điều tốt và cả những cái
xấu, về lỗi lầm của mình để con nhìn cuộc sống với lăng kính đa chiều, biết sống
hướng thiện.
Chị và con say sưa tìm hiểu lịch sử gia đình. Chị
kể về thời gian khó, kể về ngoại đã nuôi 6 người con khôn lớn ra sao, những bữa
cơm rau khoai lang ngon ngọt thế nào. Không phải để kể khổ mà để con thấy được
cái đẹp của cuộc đời và thời nào cũng tồn tại.
“Khi con biết yêu thương gia đình, lịch sử rồi lớn
lên con sẽ biết yêu thương đồng loại” – đó là điều chị luôn tâm niệm.
Lẽ ra rất thành danh ở sự nghiệp văn chương khi hồi
trẻ có khởi sự tốt, nhưng chị đã lui về phía sau dốc lòng cho sự nghiệp của một
người mẹ. Trong hành trình cuộc đời mình, chị đã gặp những người bạn chia sẻ sự
nghiệp này.
Nói về mẹ, Minh Khuê cười hạnh phúc: “Mẹ không chỉ
là mẹ mà còn là một người bạn lớn trong cuộc đời mình”.
ST