Dù không được liệt vào hàng tứ đại mỹ nhân của Trung
Quốc song Bao Tự cũng nằm trong danh sách tuyệt thế giai nhân thời cổ đại của
Trung Hoa. Và cũng giống như những câu chuyện tình quen thuộc về mỹ nữ và hoàng
đế thời xưa, vì nhan sắc của nàng mà vua nhà Chu đã làm mất nước.
Tương truyền, mỹ nhân Bao Tự sinh sống vào thời Tây
Chu, là đứa trẻ sinh ra từ dãi Rồng được vợ chồng người nước Bao đem về nuôi.
Sau được Bao Quýnh dâng cho vua Chu U Vương để chuộc tội vào năm 779 TCN. Chu U
Vương là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Chu thế kỷ 8 Trước công Nguyên.
Trong thời gian trị vì, Chu U Vương đã không lo việc nước mà suốt ngày chỉ biết
chơi với người đẹp ở hậu cung. Ông đặc biệt chiều chuộng nàng phi tần có vẻ đẹp
sắc nước hương trời này, nàng đòi gì ông cũng cho nấy. Nhưng Bao Tự tính tình lạ
kỳ, suốt ngày đăm, chiêu, chẳng bao giờ nở một nụ cười. Trong lịch sử văn học
Trung Quốc có câu “Nhất tiếu thiên kim”, có nghĩa là nụ cười đáng giá ngàn vàng
để nói về nụ cười tai hại của Bao Tự.
Bao Tự sinh cho vua một người con trai tên là Bá Phục.
Mặc dù Chu U Vương đã có hoàng hậu họ Thân, sinh được thái tử nhưng do sủng ái
Bao Tự, hoàng đế muốn phế bỏ Thân Hậu và Thái tử để lập Bao Tự là hoàng hậu và
Bá Phục là thái tử.
Sủng ái và mê đắm Bao Tự nên Chu U Vương càng mong mỏi
được nhìn thấy nụ cười của mỹ nhân. Mỗi lần nàng cười đều làm vua mê mẩn,
bởi khuôn mặt vốn xinh đẹp đến hoa cũng phải ghanh tỵ ấy khi cười sẽ càng trở
nên duyên dáng, quyến rũ. Chính vì vậy Hoàng đế Chu U Vương tìm mọi cách để làm
Bao Tự cười nhưng đều không thành. Điều này khiến vua rất đau đầu.
Sủng ái và mê đắm Bao Tự nên Chu U Vương càng mong mỏi
được nhìn thấy nụ cười của mỹ nhân.
Một trong những cách vua dùng để “mua” nụ cười của
nàng Bao Tự đó là xé lụa. Chuyện kể rằng, khi vua Chu U Vương dò hỏi mãi về chuyện
nàng không chịu cười, Bao Tự đã nói: “Tiện thiếp chẳng thiết gì cười. Hôm trước
có người xé lụa, nghe tiếng cũng lấy làm vui”. U Vương như bắt được vàng, ông
bèn truyền lệnh cho viên quan giữ kho mỗi ngày phải dâng vào cung 100 tấm lụa rồi
sai cung nữ đứng xé. Dù phải bỏ cả ngàn vàng để mua một nụ cười của mỹ
nhân nhưng khi hàng ngàn tấm vải lụa bị xé nát tan, nàng Bao Tự mới chỉ
tươi vui hơn một chút chứ vẫn chưa chịu nhoẻn miệng cười với nhà vua.
Không chịu thua cuộc, vị vua mê gái đã tuyên bố sẽ
tìm cách để làm ái khanh cười. Ông bèn truyền cho quần thần xem ai có cách gì
làm Bao Tự cười thì sẽ được thưởng. Trong đó có một viên quan đã hiến kế giả đốt
lửa báo tin có giặc. Kế sách này đã chinh phục được nụ cười của Bao Tự nhưng
chính nó lại khiến vua mất nước.
Sử sách chép lại, một hôm Chu U Vương dắt Bao Tự đến
đài phong hỏa Ly Sơn chơi. Thời đó, đài phong hỏa là công trình để truyền tin tức
chiến tranh, có binh sĩ đóng ở đó suốt ngày, nếu có địch xâm phạm biên giới,
binh sĩ sẽ đốt khói lửa ngay, truyền tin báo động. Và khi kinh đô bị đe dọa thì
đài phong hỏa Ly Sơn đốt khói lửa làm hiệu truyền tin cho các nước chư hầu thuộc
nhà Chu biết để đem quân đến giúp đỡ.
Dù phải bỏ cả ngàn vàng để mua một nụ cười của mỹ
nhân nhưng khi hàng ngàn tấm vải lụa bị xé nát tan, nàng Bao Tự mới chỉ tươi
vui hơn một chút chứ vẫn chưa chịu nhoẻn miệng cười với nhà vua.
Bao Tự không tin rằng chỉ cần một ngọn lửa như thế
mà quân ở các nước chư hầu cách xa cả nghìn dặm sẽ đến kịp thời. Và để chứng
minh cho Bao Tự thấy, cũng là để nàng nở nụ cười hiếm hoi, Chu U Vương đã lập tức
sai quân đốt lửa ngay. Quân chư hầu mấy nước lân cận trông thấy các cột lửa
cháy, ngỡ là có giặc bèn mang quân ứng cứu. Đến kinh thành, thấy mọi người vẫn
đi lại bình thường, không có giặc giã gì, Chu U Vương thì đang uống rượu mua
vui với Bao Tự nên các chư hầu ngơ ngác nhìn nhau, biết là mình bị vua đùa giỡn
nhưng không dám nổi cáu. Bao Tự ở trên đài, tận mắt trông thấy các chư hầu ngày
thường phong độ, giờ ai cũng ngơ ngác, lúng túng đã không nhịn được cười. Nhìn
Bao Tự tươi cười, Chu U Vương vô cùng vui sướng. Sau khi các chư hầu trở về,
Chu U Vương lại ra lệnh đốt lửa một lần nữa, các chư hầu lại vội vã đưa quân đội
đến. Chu U Vương và Bao Tự cười ha hả trên đài phong hỏa. Bị lừa mấy lần,
các chư hầu dần mất niềm tin ở Chu U Vương nên không dẫn quân đến khi có lửa đốt
trên đài phong hỏa nữa.
Không lâu sau đó, Chu U Vương muốn phế truất ngôi
hoàng hậu và thái tử để lập Bao Tự làm hoàng hậu và lập con trai của nàng làm
thái tử. Nghe tin này, bố hoàng hậu là vua nước Thân hết sức bất bình, bèn liên
hệ với các nước láng giềng dẫn quân đội tấn công nhà Chu. Tình hình nguy cấp,
Chu U Vương vội cho đốt lửa phong đài để hiệu triệu chư hầu tới cứu, nhưng các
chư hầu đã từng bị lừa nên tưởng vua đùa, không mang quân tới nữa. Chu U Vương
không chống nổi quân địch, đành mang Bao Tự và thái tử Bá Phục bỏ chạy, bị quân
địch đuổi theo giết chết ở núi Ly Sơn. Kinh đô nhà Chu bị đánh chiếm một cách
nhanh chóng, nhà Chu bị diệt vong. Riêng Bao Tự bị vua Khuyển Nhung bắt về
cung, cuối cùng thắt cổ tự tận, kết thúc một đời mỹ nhân làm khuynh
quốc khuynh thành.
(Nguồn: Sina, Wiki, Maxreading…)